Thông tin chi tiết về tuyến đường Vành đai 4 mới nhất 2021.
Nối tiếp các dự án đường vành đai 1, 2 và 3. Dự án đường Vành đai 4 (đi qua 5 tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM và Long An, dài 198km) khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc giải phòng giao thông, tạo đà phát triển hạ tầng, kinh tế.
Sơ lược về đường Vành Đai 4
Đường vành đai 4 đi qua đâu?
Lộ trình Đường Vành đai 4 – TP.HCM có tổng chiều dài là 197,6km gồm 5 đoạn:
Đoạn 1: Phú Mỹ - Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ - Trảng Bom) Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150)
Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) - QL13 (Tân Uyên – Bình Dương): Bắt đầu tại QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Tân Uyên - Bình Dương).
Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM): Bắt đầu tại điểm QL1 (Tân Uyên, BD), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.
Đường Vành đai 4 có ý nghĩa to lớn với sự phát triểm hạ tầng, giải phóng giao thông và phát triển kinh tế khu vực tỉnh Bình Dương. Có khả năng kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ.
Đoạn 4: QL22 (Củ Chi, TP.HCM) - cao tốc TP.HCM (Bến Lức - Long An): Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.
Đoạn 5: Đoạn Bến Lức - Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM: Bắt đầu tại quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.
Quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
Bản đồ Vành Đai 4.
Bản đồ chi tiết đường vành đai 4 đi qua 5 tỉnh tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô và vốn đầu tư tuyến Vành Đai 4
Tuyến đường vành đai 4 do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí xây dựng cầu vượt, trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch). Nguồn vốn đầu tư này từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA; huy động tư nhân và từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường này đi qua.
Quy mô: Theo khảo sát, diện tích đất chiếm dụng quy hoạch tuyến đường vành đai 4 là khoảng 2.061 ha. Trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau:
Vành đai 4 Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha;
Vành đai 4 Đồng Nai: 273 ha;
Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha (đường vành đai 4 Củ Chi);
Vành đai 4 Bình Dương: 441 ha;
Vành đai 4 Long An: 711 ha.
Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ có 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m. Trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao QL1. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 6.707 tỷ đồng. Dự kiến nguồn vốn được huy động đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT.
Toàn bộ dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư uy tín. Tiết kiệm chi phí nhiều nhất dành cho giới đầu cơ và người mua để ở. Chúng tôi tin chắc rằng với những gì TÂN LÂN RESIDENCE mang lại sẽ làm vừa lòng những khách hàng khó tính nhất.
Mọi nhu cầu và thắc mắc xin quý khách liên hệ theo thông tin bên dưới: